Thắp nhang vào những ngày nào? Cách thắp hương đúng nhất

Nhang điện tử không khói và dần trở nên phổ biến ở gia đình hiện đại

Khi nào nên thắp nhang? Một ngày thắp bao nhiêu lần? Thắp nhang đúng cách giúp duy trì lễ nghi, truyền thống, đồng thời kích hoạt tài lộc cho gia chủ.

Trong văn hóa người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng thì thắp nhang là một nghi lễ vô cùng quan trọng. Thắp nhang để thờ cúng tổ tiên, thắp nhang cho bàn thờ Thần, Phật.

Tuy nhiên, khi nào nên thắp nhang, nên thắp những ngày nào và một ngày thắp bao nhiêu lần thì không phải ai cũng biết. Nhang Chính Hãng sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết vấn đề này. 

Giới thiệu về phong tục thắp nhang của người Việt Nam

Thắp nhang là phong tục của người Ấn Độ, sau đó du nhập sang Ai Cập, Trung Quốc rồi đến Việt Nam từ thời cổ đại. Khi con người chưa có được khả năng để giải thích về những hiện tượng tự nhiên, thì họ dùng nhang để thể hiện sự tôn kính với những hiện tượng này, tin rằng đó chính là cách để mong cầu may mắn, bình an.

Theo thời gian, thắp nhang đã trở thành một phong tục truyền thống và nó được thực hiện vào những ngày quan trọng của người Việt. Ví dụ như Lễ Tết, Phật Đản, Rằm, lễ Vu Lan… Thậm chí với nhiều người, họ thắp nhang hàng ngày và xem đây là một nghi thức không thể thiếu trong văn hóa tín ngưỡng của cá nhân, gia đình. 

Thắp nhang là một phong tục truyền thống của người Việt
Thắp nhang là một phong tục truyền thống của người Việt

Mục đích của việc thắp nhang là gì?

Thắp nhang với từng người sẽ có một mục đích riêng:

  • Thắp nhang trong gia đình: Thờ cúng Thần Phật, Tổ Tiên, thắp nhang bàn thờ Thần Tài Thổ Địa. 
  • Thắp nhang ở đình chùa, các cơ sở thờ tự: Thờ cúng Thần Phật, tỏ lòng tôn kính ngưỡng vọng, cầu mong may mắn bình an hoặc cầu an, cầu siêu cho các linh hồn, vong linh. 
  • Thắp nhang trong khi thiền, tĩnh tâm: Làn khói nhang và hương thơm từ nhang sẽ giúp tinh thần tĩnh tại, tăng cường sự tập trung. 
  • Thắp nhang trong những dịp trọng đại: Ngày Lễ Tết, trong những nghi thức đầy tháng, khai trương, thôi nôi, động thổ: Cầu mong sức khỏe, an lạc, cầu nguyện cho công danh sự nghiệp. 
Thắp nhang là tập tục quan trọng trong tín ngưỡng, tôn giáo
Thắp nhang ở chùa với mục đích cầu bình an, cầu siêu cho các linh hồn

Thời điểm nên thắp nhang

Thời điểm thắp nhang sẽ phụ thuộc vào việc bạn thắp nhang ở đâu, trong sự kiện nào: 

  • Hàng ngày: Với hình thức thắp nhang hàng ngày, bạn có thể thắp vào buổi sáng hoặc tối, buổi sáng từ 6 – 10 giờ sáng, buổi chiều từ 18 – 19 giờ. 
  • Ngày lễ, Tết: Nếu là ngày Tết, nên bắt đầu thắp hương vào 12h đêm giao thừa. Đây là thời khắc chuyển sang năm mới nên việc thắp nhang sẽ vô cùng ý nghĩa. Sau đó trong những ngày Tết khác, có thể thắp nhang vào buổi sáng và tối như thường lệ. Nếu khi nào cúng thì cũng sẽ thắp thêm hương cho đúng nghi lễ. Còn các ngày lễ khác nếu muốn thắp nhang thì nên thắp vào buổi sáng. 
  • Mùng 1, rằm: Mùng 1 và rằm để kích thích tài lộc, bạn nên chọn khung giờ hoàng đạo trong ngày đó để thắp hương.
  • Giỗ chạp: Những ngày giỗ chạp thì việc thắp hương trên bàn thờ vô cùng quan trọng. Thông thường, sau khi bày biện đồ lễ cúng lên bàn thờ thì gia chủ sẽ tiến hành thắp hương và thực hiện nghi thức thờ cúng theo từng địa phương, từng gia đình. 
  • Những ngày đặc biệt khác: Những thời điểm đặc biệt như khai trương, cúng mừng, cưới hỏi, lễ cúng đầy tháng, thôi nôi… việc thắp hương cũng vô cùng quan trọng và mang ý nghĩa đặc biệt, nghi thức sẽ được thực hiện tùy vào thời điểm nhất định, khi mà các thủ tục và đồ lễ cúng đã được bày biện xong.  
Nên ưu tiên thắp nhang vào buổi sáng
Nên ưu tiên thắp nhang vào buổi sáng

Số lượng nhang nên thắp

Một ngày thắp bao nhiêu cây nhang là đủ? Có phải càng thắp nhiều nhang thì càng thể hiện lòng thành hay không? Điều này là không đúng. Theo quan niệm truyền thống lẫn phong thủy, khi thắp nhang chúng ta chỉ nên chọn số lẻ. Vì số lẻ đại diện cho những may mắn tốt lành. Do đó, thường sẽ là 1 – 3 – 5 – 7 hoặc 9 cây nhang sẽ được thắp lên. 

Theo truyền thống

Theo truyền thống của người Việt, mỗi lần thắp nhang sẽ là 1 hoặc 3 nén. Nếu thắp hương hàng ngày thì chỉ cần 1 cây nhang. Còn trong các dịp trọng đại, cúng giỗ thì sẽ thắp 3 nén nhang. Nén thứ nhất sẽ là thắp để cầu mong bình an cho những người đã khuất. Nén thứ 2 sẽ là mong cầu cho hiện tại được vững bền còn nén thứ 3 chính là để cầu cho tương lai được duy trì theo hướng vững bền, phát triển. 

Theo quan niệm tâm linh

Theo quan niệm tâm linh, tùy vào từng hoàn cảnh, điều kiện mà sẽ có số lượng nhang cần thắp khác nhau. 

Ví dụ như nếu thắp ở gia đình, chỉ cần một cây nhang là đã đủ để gửi lời khấn nguyện để tổ tiên. Còn nếu thắp ở chùa thì sẽ chỉ giới hạn từ 1 -3 nén hương, mục đích là để không gây hỏa hoạn, và là đại diện cho Tam Bảo: Phật – Pháp – Tăng.  

Tốt nhất khi đi chùa, bạn chỉ nên thắp một nén nhang. Nén nhang này sẽ được gọi là tâm hương. Dù chỉ một nén, nhưng nó lại bao hàm ý nghĩa của 5 sắc hương:

  • Giới hương: Luôn tự nhắc nhở mình phải để tâm trong sáng
  • Định hương: Luôn gìn giữ tấm lòng yên ổn không bị cái xấu tác động
  • Tuệ hương: Để trí não luôn sáng suốt, từ đó có thể thu nhận được những điều tốt đẹp, hiền hòa, thiện lương. 
  • Tri kiến hương: Niềm tin, động lực giúp chúng ta vững tin phát triển trí tuệ và năng lực
  • Giải thoát hương: Nguồn năng lượng giúp chúng ta buông xả ưu phiền, đẩy lùi những ham muốn tội lỗi, đồng thời phòng tránh bệnh tật, phòng tránh những điềm xui xẻo. 

Còn trong Đạo giáo, 3 nén hương chính là Tam Thanh hương: Ngọc Thanh, Thượng Thanh và Thái Thanh. Nén hương ở giữa được gọi là Hương Giáo Chủ, nén bên trái được gọi là Thanh Long còn nén bên phải thì gọi là Bạch Hổ.

Thắp nhang số lẻ với nhiều ý nghĩa tích cực, phúc lành
Thắp nhang số lẻ với nhiều ý nghĩa tích cực, phúc lành

Theo phong thủy

Trong phong thủy, số 3 mang rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Đây là con số dương, đại diện cho 3 tượng của Tam giới. Đó chính là Thiên (Trời), Địa (Đất) và Nhân (người). Do đó, khi làm những việc trọng đại, nên thắp 3 nén nhang. 

Còn với 5 nén nhang, đó chính là đại diện cho Ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Do đó, khi làm những nghi lễ cúng tế trời đất thì nên thắp 5 nén hương. 

Còn số 7 và số 9 chính là tượng trưng cho “vía” của con người. Vì vậy, nếu muốn xin ơn cho cá nhân thì nên chọn những con số này.

Cách thắp nhang đúng cách

Thắp nhang là văn hóa đặc trưng của người Việt. Tuy nhiên, việc thắp nhang như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết. Để nghi thức được thực hiện đúng với phong thủy và thể hiện được lòng thành, cần phải thực hành theo quy trình dưới đây: 

Chọn nhang

Hiện nay có những loại nhang chính là nhang que, nhang vòng và nhang nụ. Tùy thuộc vào sở thích cũng như mục đích thắp nhang mà sẽ chọn loại nhang phù hợp:

Nhang que

Đây là loại nhang phổ biến nhất, loại này có hình dáng thẳng, nhang cháy khá lâu và thường được gọi là “Hương trường thọ”. Loại này có 2 loại, loại có lõi và loại không lõi, kích cỡ cũng rất đa dạng, loại nhỏ được dùng trong gia đình, loại lớn thường được dùng trong đình chùa. Kích cỡ, nguyên liệu làm nhang sẽ ảnh hưởng đến thời gian cháy, lượng khói tỏa, mùi thơm của nhang. 

Nhang nụ

Còn được gọi là nhang tháp, là loại nhang được làm từ các bột trầm, đàn, nhũ, đinh… trộn với các chất phụ gia để ép thành hình tháp nhọn. Loại này thường được đốt trong những lư hương chuyên dụng hoặc có thể đặt lên đĩa phẳng. Nhang nụ sau khi cháy không bị rơi vãi, thời gian cháy ngắn nhưng lại rất tiện lợi sử dụng. Ngoài thờ cúng, loại này được sử dụng cho rất nhiều mục đích khác như khi thiền, khi tập yoga, để xông nhà khử uế khí, hoặc để thư giãn…

Nhang vòng

Là loại nhang được ép cuộn thành vòng xoắn ốc, loại này có thời gian đốt lâu hơn so với nhang que. Loại này có thể treo lên hoặc là đặt trong giá hương của lư hương để đốt. Loại nhỏ được dùng trong gia đình, còn có những loại lớn được sử dụng trong từ đường, chùa viện hoặc đạo quán. 

Thắp nhang

Trong không gian thờ cúng của người Việt, thường đặt chung bàn thờ gia tiên, thần phật, thần tài… Do đó, khi thắp nhang cũng cần thực hiện đúng với lễ nghi. 

Thứ tự là thắp nhang cho Phật trước, sau đó đến bàn thờ gia tiên, đến bàn thờ Thần Tài Thổ Địa, đến ông Táo, đến bàn thờ người mới mất và cuối cùng là bàn thờ cúng cô hồn. Nếu trên bàn thờ có 3 lư hương thì cắm 3 nén nhang ở lư chính giữa, lư 2 bên mỗi cây cắm một nén nhang. 

Khi cầm nhang để thắp cúng (thường là với nhang que), cần chắp 2 tay lại, tay cầm nhang thẳng đứng. Người thắp nhang cũng cần phải có chánh niệm, có thành tâm. Điều này thể hiện được lòng thành kính. Lúc này, khói nhang mới thực sự trở thành chiếc cầu nối huyền diệu giữa thế giới hiện tại và cõi vĩnh hằng.

Ngoài ra, người thắp nhang cũng cần ăn mặc tề chỉnh. Nói chung, cả về hình thức lẫn tâm linh đều phải có sự vẹn tròn, hài hòa với nhau. Đây không chỉ đơn thuần là thao tác để thực hiện một lễ nghi thông dụng. Nó là nghi thức tâm linh nên cần phải có sự tập trung, người hành lễ cần hiểu được vai trò và ý nghĩa của từng động tác, từng hành vi, từng chấp niệm. 

Tay cầm nhang thẳng đứng thể hiện được lòng thành kính của người thực hiện
Tay cầm nhang thẳng đứng thể hiện được lòng thành kính của người thực hiện

Hạ nhang 

Sau khi cắm nhang vào lư hương, nghi thức hạ nhang sẽ là đứng thẳng, chắp tay và xá (lạy) 3 xá. Trong lúc này, cũng cần giữ cho tâm thanh tịnh, có thể thông qua những xá này để cảm ơn thần phật, ông bà tổ tiên đã nghe thấu, chấp nhận lời khẩn cầu của mình. Tuy nhiên, một số người cũng thường bỏ qua nghi thức này. 

Ý nghĩa của việc thắp nhang

Hầu hết người Việt đều tin rằng, thắp nhang chính là cách để người trần có thể kết nối được với cõi thần, cõi phật, cõi âm. Họ cho rằng, làn khói nhang sẽ kết nối thực tại với những thế lực siêu nhiên vô hình. Khi thắp nhang, họ tin tưởng ông bà tổ tiên sẽ nghe được lời nguyện cầu, cúng kiếng của con cháu. 

Thắp nhang ngày nay có rất nhiều ý nghĩa. Phần lớn chính là để tỏ lòng tôn kính với thần phật, với tổ tiên, để tưởng nhớ những người đã khuất. Hơn nữa, nhang cũng được xem là công cụ để con người tìm kiếm sự an lành, bình ổn trong cuộc sống. Họ tin rằng, thắp nhang chăm chỉ và thành tâm cầu nguyện thì sẽ được gia hộ cho cuộc sống bình an, gia đạo vẹn toàn, công danh sự nghiệp cũng ngày càng thăng tiến. 

Chính vì vậy, khi nào nên thắp nhang, một ngày thắp bao nhiêu và nên thắp những ngày nào trở thành chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Vì chỉ có thắp nhang đúng cách mới có thể mang lại sự an tâm, phù hợp với truyền thống văn hóa và có thể đem lại lộc tài như ý nguyện. 

Như vậy, thắp nhang không chỉ là thể hiện sự tôn kính, thể hiện nguyện vọng, nó còn là một nghi thức văn hóa truyền thống cần được duy trì. Trong đời sống tâm linh người Việt, thắp nhang trở thành một hành động quan trọng không thể thiếu trong đời sống hàng ngày và vào những dịp đặc biệt.

Thắp nhang để thể hiện lòng tôn kính, để cầu mong sự bình an, hạnh phúc
Thắp nhang để thể hiện lòng tôn kính, để cầu mong sự bình an, hạnh phúc

Lưu điều kiêng kỵ khi thắp nhang

Ngoài cách thắp nhang, thì những kiêng kỵ khi thắp nhang cũng là những vấn đề cần biết. Để việc thắp nhang thể hiện được lòng thành và mang đến tài lộc, người thực hiện cần lưu ý những vấn đề sau: 

  • Thắp nhang số chẵn: Không nên thắp nhang số chẵn 2, 4, 6… (Duy chỉ có trường hợp thắp nhang cho người mới mất nhưng vẫn còn tổ chức lễ tang, chưa an táng). Đây là những con số thiếu may mắn, nếu thắp hương sẽ không mang lại phúc lành, cát khí. 
Không nên thắp nhang số chẵn sẽ đem lại điều xui xẻo
Không nên thắp nhang số chẵn sẽ đem lại điều xui xẻo
  • Trang phục: Nếu mặc quần áo không chỉnh tề thì đó chính là sự thiếu lễ độ, thiếu tôn trọng với các bậc Thần phật, tổ tiên, việc thắp nhang vì vậy cũng mất đi ý nghĩa. 
  • Hoa quả mọc sát đất: Những loại hoa quả mọc sát đất được xem là bị nhiễm ô uế tạp khí dưới mặt đất. Nếu cúng những loại này sẽ không thể hiện được sự thành kính, vì vậy cũng không nên đặt lên bàn thờ. 
Hoa quả mọc sát đất sẽ bị nhiễm ô uế từ đất, không nên đặt lên bàn thờ
Hoa quả mọc sát đất sẽ bị nhiễm ô uế từ đất, không nên đặt lên bàn thờ
  • Thắp nhang vào ban đêm: Ban đêm được xem là thời điểm của cõi âm, của ma quỷ. Thắp nhang sau 7 giờ tối vì vậy mà không được khuyến khích vì có thể dẫn dắt âm khí, tà ma vào nhà, quấy nhiễu khiến cuộc sống và sức khỏe gia đình bị đảo lộn. 
Không nên thắp nhang vào ban đêm vì đây là thời điểm của ma quỷ, dễ dẫn âm khí vào nhà
Không nên thắp nhang vào ban đêm vì đây là thời điểm của ma quỷ, dễ dẫn âm khí vào nhà
  • Hoa quả giả: Hoa quả giả không tốt cho yếu tố phong thủy. Hơn nữa, theo quan niệm tâm linh của người Việt, không nên dâng đồ giả lên bàn thờ tổ tiên, ông bà. Điều này sẽ không thể hiện được lòng thành kính, thiếu sự nghiêm túc và tôn trọng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn quan tâm

X