Thắp hương ngày rằm cần chuẩn bị những gì?

Ngày rằm là thời điểm mà con cháu hướng về tổ tiên, thể hiện lòng biết ơn

Thắp hương rằm không cần phải cầu kỳ, cần nhất chính là sự thành tâm, chỉn chu, chuẩn bị mâm lễ chu toàn, thực hiện nghi thức thắp hương trang trọng, nghiêm túc. 

Thắp hương ngày rằm là một nghi thức quan trọng với người Việt, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, gửi lời nguyện cầu tốt đẹp đến các vong linh, đến những người đã khuất và cầu mong cho cuộc sống được an lành, no đủ.

Cùng Nhang Chính Hãng tìm hiểu về cách thắp hương rằm, cần chuẩn bị những gì, nên thực hiện thế nào đúng nhất với nghi thức này. 

Giới thiệu về lễ cúng rằm

Với người Việt, các ngày rằm (ngày 15 âm lịch hàng tháng) rất quan trọng. Trong đó, đặc biệt nhất là Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên tiêu), Rằm tháng Tư (Lễ Phật Đản), Rằm tháng 7 (Lễ Vu Lan), Rằm tháng 10 (Hạ Nguyên), Rằm tháng Chạp (Ngày rằm cuối cùng của năm). 

Tuy nhiên, người Việt gần như cúng lễ ở bất cứ ngày rằm nào trong năm, cũng tương tự với việc soạn mâm lễ vào ngày mùng 1 đầu tháng. 

Theo quan niệm dân gian, ngày rằm chính là ngày Vọng, ngày này mặt trăng và mặt trời sẽ cùng nằm trên một đường thẳng, sẽ tạo ra một nguồn năng lượng đặc biệt gây tác động đến con người. Các tác động này thường sẽ không tốt, là bệnh tật, thiên tai, xui xẻo… Do đó, con người từ thời xưa đã làm mâm cỗ cúng Rằm để cầu mong tai qua nạn khỏi, cuộc sống bình yên. 

Ngày rằm đặc biệt quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng thờ cúng người Việt
Ngày rằm đặc biệt quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng thờ cúng người Việt

Cũng có quan niệm dân gian khác cho rằng, ngày Vọng chính là ngày mà Thiên – Địa – Nhân cùng hòa hợp. Chính vì vậy, đây sẽ là thời điểm thích hợp để dâng hương lên ông bà tổ tiên, cầu mong được phù hộ độ trì, cho cuộc sống an lành, khỏe mạnh, tài lộc dồi dào, phúc đức muôn đời được hưởng. 

Còn theo truyền thống của Nho giáo, ngày rằm chính là thời điểm mà Thiên địa mở thông. Lúc này, con người và trời đất sẽ hòa làm một. Người trần có thể kết nối được với vong hồn, thần linh, do đó thắp hương và làm lễ cúng rằm sẽ giúp sợi dây liên kết giữa hai thế giới hiện thực và tâm linh trở nên chắc chắn bền bỉ, Thần phật, tổ tiên sẽ dễ dàng lắng nghe rõ lời khấn nguyện, khẩn cầu của người trần gian. 

Trong đạo Phật, ngày 15 âm lịch hàng tháng là ngày cát tường. Vì vậy, nó phù hợp để tụng kinh, thắp hương. Vào ngày này, người ta thường cầu an để mong gia đình may mắn, khỏe mạnh, cũng đồng thời thực hiện cầu siêu để mong các vong linh siêu thoát và cả sám hối để ăn năn về những lỗi lầm, tự răn mình sống thiện lương hơn. 

Thắp nhang là tập tục quan trọng trong tín ngưỡng, tôn giáo
Thắp hương ngày rằm ở đình chùa, ở gia đình thể hiện lòng tôn kính với Thần Phật, tổ tiên

Tầm quan trọng của việc thắp hương rằm

Thờ cúng Thần Phật, Tổ tiên là truyền thống tín ngưỡng tốt đẹp của người Việt. Trong ngày rằm, việc thắp hương chính là cách để con cháu tìm kiếm chỗ dựa tinh thần khi gặp khó khăn thử thách. Đây cũng là ngày mà con cháu hướng về tổ tiên, thể hiện lòng biết ơn của thế hệ sau. 

Chính vì vậy, mặc dù việc thắp hương ngày rằm không phải là điều bắt buộc, nó chỉ đơn thuần là thói quen và niềm tin tâm linh mà ông bà truyền lại, nó cũng không ảnh hưởng nhiều đến đời sống và nghiệp quả của mỗi người, nhưng đây lại là một nghi thức quan trọng với người Việt. Thậm chí, nếu không có điều kiện và thời gian chuẩn bị mâm lễ cúng rằm, thì người Việt cũng không quên thắp lên bàn thờ gia tiên 3 nén nhang như cách để thể hiện lòng thành kính và những ước nguyện của mình về một cuộc sống ấm no, an lạc. 

Ngày rằm là thời điểm mà con cháu hướng về tổ tiên, thể hiện lòng biết ơn
Ngày rằm là thời điểm mà con cháu hướng về tổ tiên, thể hiện lòng biết ơn

Những thứ cần chuẩn bị để thắp hương rằm

Thắp hương rằm cần những gì? Mỗi gia đình sẽ có cách để thắp hương rằm khác nhau, lựa chọn những đồ lễ cúng khác nhau. Có nhiều gia đình còn soạn cơm cúng rằm. Còn trong điều kiện thông thường, dưới đây là những lễ vật cúng rằm không thể thiếu: 

Hương thơm

Ngày rằm là ngày rất đặc biệt nên nhiều gia đình sẽ chuẩn bị hương thơm để cúng rằm. Có thể đó là nụ trầm để xông trên bàn thờ, hoặc là tinh dầu thơm. Mùi hương lan tỏa trong lúc thờ cúng khiến không gian thêm trang nghiêm, đồng thời tẩy sạch mọi uế khí, giúp ban thờ trở nên thanh tịnh, tâm hồn người thờ cúng cũng thanh khiết và an lạc hơn. 

Hương thơm sẽ thanh lọc không khí, tẩy uế cho bàn thờ
Hương thơm sẽ thanh lọc không khí, tẩy uế cho bàn thờ

Nhang

Nhang (hương) là lễ vật không thể thiếu để thắp hương rằm. Tùy vào sở thích, gia chủ có thể chọn nhang que, nhang vòng hoặc nhang nụ. Thông thường, thắp hương trên bàn thờ gia tiên sẽ ưu tiên dùng nhang que. Nên chọn những loại nhang chính hãng, được làm từ nguyên liệu tự nhiên, mùi hương nhẹ nhàng không gắt, không sinh khói độc ảnh hưởng sức khỏe. 

Cần chọn nhang chính hãng, chất lượng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Cần chọn nhang chính hãng, chất lượng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Hoa tươi

Hoa tươi cúng rằm nên ưu tiên chọn những loại hoa có mùi thơm. Ví dụ như hoa sen, hoa huệ, hoa ngâu, hoa cúc, hoa mẫu đơn, hoa lay ơn. Không nên dùng hoa dại, hoa tạp để cúng. 

Hoa cúc rất thường được chọn lựa để cúng trên bàn thờ Thần Phật, gia tiên
Hoa cúc rất thường được chọn lựa để cúng trên bàn thờ Thần Phật, gia tiên

Trái cây

Nên bày biện mâm ngũ quả để cúng rằm. Loại trái cây được sử dụng rất đa dạng, có thể chọn trái cây theo mùa vụ. Nên tránh những loại trái cây có mùi quá nồng (ví dụ sầu riêng), cũng cần tránh các loại trái cây có nhiều gai (mãng cầu xiêm, mít, thơm…). Đặc biệt không được cúng trái cây nhựa vì đó là sự thiếu tôn trọng với bề trên. 

Chuẩn bị mâm ngũ quả với các loại trái cây để thắp hương rằm
Chuẩn bị mâm ngũ quả với các loại trái cây để thắp hương rằm

Bánh kẹo

Bánh kẹo để cúng rằm cũng rất quan trọng. Tùy ý gia chủ mà sẽ chọn vài loại bánh kẹo để thắp hương. Nên chọn những loại bánh kẹo có bao bì lịch sự, tránh để bánh kẹo bóc trần sẽ dẫn dụ ruồi bọ, kiến gián cũng không thể hiện được lòng thành kính. 

Chuẩn bị ít bánh kẹo để cúng
Chuẩn bị ít bánh kẹo để cúng

Trầu cau

Cúng gia tiên thì trầu cau là lễ vật không thể thiếu. Trên mâm lễ cúng rằm sẽ có lá trầu, quả cau, vôi trắng, kèm bát nước trắng tinh khiết. Trầu cau chính là nét đẹp truyền thống của người Việt, với sự tích trầu têm cánh phượng biểu hiện tài năng khéo léo, biểu thị cho nét đẹp trong tâm hồn người Việt, hướng về vẻ đẹp chân thiện mỹ toàn năng. 

Trầu cau là lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng rằm
Trầu cau là lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng rằm

Vàng mã

Cùng với hoa quả, trầu cau, cũng cần chuẩn bị thêm ít vàng mã. Nếu như khói hương chính là sợi dây kết nối để người trần gian giao tiếp với người cõi âm thì vàng mã lại chính là hành động thể hiện sự báo hiếu của con cháu với các bậc tổ tiên. Vàng mã được làm với nhiều hình dạng, từ tiền vàng, quần áo, mũ mã, ngựa xe… Ngụ ý của vàng mã chính là con cháu gửi biếu người thân, tổ tiên, thể hiện được sự chăm sóc, sự biết ơn của người còn sống với người đã khuất. 

Đồ vàng mã để thể hiện sự hiếu thảo của con cháu với tổ tiên
Đồ vàng mã để thể hiện sự hiếu thảo của con cháu với tổ tiên

Ngoài ra, cũng có thể chuẩn bị thêm xôi, chè… để cho mâm lễ cúng thêm phần trang trọng. Vào ngày rằm, người Việt thường hạn chế cúng đồ mặn, chỉ ưu tiên hoa quả, đồ chay như một cách tránh sát sinh, gieo nghiệp lành. 

Cách thắp hương rằm

Ngoài việc chuẩn bị chu đáo đồ lễ, thắp hương rằm cần những gì thì cách thức thắp hương rằm cũng rất quan trọng. Nghi thức cúng càng chỉn chu, càng thể hiện được lòng thành của gia chủ.  

Lựa chọn thời gian thắp hương phù hợp

Tùy từng lễ cúng, sẽ có khung thời gian phù hợp khác nhau. Trong ngày rằm, ngoài cúng Thần Phật Tổ tiên, nhiều gia đình còn làm mâm cúng vong linh. Thời gian tốt nhất cho từng lễ cúng như sau:

  • Cúng Thần Phật: Trong buổi sáng trước 10h
  • Cúng gia tiên: Từ 10 – 12 giờ
  • Cúng cô hồn: Từ 17 – 19 giờ

Lưu ý cúng gia tiên thì nên ưu tiên thắp hương vào buổi sáng, không nên để quá 12 giờ. Vì buổi sáng không khí trong lành, dễ chịu, thắp hương thời điểm này sẽ mang đến cát khí, rất tốt cho phong thủy gia đình. Nếu buổi sáng không sắp xếp được, cũng có thể thắp hương buổi tối nhưng cần thực hiện trước 19 giờ. 

Lựa chọn thời điểm thắp hương phù hợp cho từng lễ cúng rằm
Lựa chọn thời điểm thắp hương phù hợp cho từng lễ cúng rằm

Sắp xếp lễ vật gọn gàng, sạch sẽ

Lễ vật cúng rằm cần được sắp xếp và bày biện gọn gàng, sạch sẽ trên bàn thờ. Mâm lễ cúng Thần Phật để cao hơn so với mâm lễ gia tiên. Hoa quả sắp xếp theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả”. Đồ lễ đặt gọn gàng, trật tự, tránh để tàn hương bay vào. Nếu có cúng bánh chưng, thì nên mở vỏ bánh nhưng không được cắt nhỏ. 

Sắp xếp mâm lễ cúng gọn gàng, chỉn chu
Sắp xếp mâm lễ cúng gọn gàng, chỉn chu

Thắp hương với tâm thành

Một số nguyên tắc khi thắp hương ngày rằm để thể hiện được lòng thành tâm:

Chuẩn bị bài văn khấn kỹ càng tương ứng với từng trường hợp dâng lễ cúng

Khi thắp hương cần ăn mặc sạch sẽ, tề chỉnh, tóc tai chải gọn. Cầm nhang bằng cả hai tay, nhang hướng thẳng đứng, cúi đầu và thực hiện khấn vái, cầu nguyện bằng tất cả sự trang trọng, bằng cả tấm lòng hướng về Thần Phật, Tổ tiên. Trong lúc thắp hương, cần giữ tâm thanh thản, không vướng tạp niệm, có như vậy thì điều cầu nguyện mới đến được tổ tiên và mới được chứng giám. 

Buổi tối tinh thần thư thái, tĩnh tâm, việc thắp nhang khiến tâm trí chú tâm hơn
Thắp hương với tâm thành kính, lòng không chấp niệm

Lưu ý khi thắp hương ngày rằm?

Thắp hương rằm chỉ được thắp số lẻ, 1 hoặc 3 cây hương. 5 cây hương chỉ nên được thắp khi thực hiện các nghi thức cúng xin quẻ, xin hung cát, mời gọi thần linh. Còn 7 nén hương thì được thắp trong trường hợp mời Thiên Thần, Thiên Tướng. 9 cây nhang sẽ được thắp khi mong cầu sự giúp đỡ, cứu khổ cứu nạn. Do đó số lượng 5 – 7 – 9 rất đặc biệt và chỉ được thắp trong trường hợp cần thiết. Tốt nhất là thắp 3 nén nhang với mục đích vừa thể hiện lòng thành kính, vừa mong cầu sự bình an, sức khỏe, tài lộc cho gia đình. 

Ngày rằm, trong nhà ngoài ngõ có bao nhiêu bàn thờ thì đều cần phải thắp nhang. Nhang được thắp theo thứ tự:

  • Bàn thờ Phật
  • Bàn thờ gia tiên
  • Bàn thờ Ông Táo
  • Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa
  • Bàn thờ ngoài sân
  • Mâm cúng vong linh, cô hồn. 
Chỉ nên thắp hương số lẻ
Chỉ nên thắp hương số lẻ

Lời khuyên về việc thắp hương rằm

Để việc thắp hương rằm mang đúng ý nghĩa, lúc chuẩn bị lễ vật đến lúc hành lễ thắp hương chúng ta cần phải ghi nhớ: 

Lựa chọn lễ vật phù hợp

Lễ vật cúng rằm đa dạng và tùy vào từng gia đình, văn hóa vùng miền. Tuy nhiên trong quá trình chuẩn bị lễ vật cần phải nhớ:

  • Không cúng trái cây giả, hoa giả
  • Không đặt tiền giả hoặc tiền không được trong sạch lên bàn thờ: Với người Việt, đặt tiền lên mâm cúng thể hiện sự mong cầu về tài lộc, tiền tài. Trong mâm lễ, tuyệt đối không được đặt tiền giả hoặc tiền không trong sạch. Bày biện những loại tiền này chính là sự xúc phạm đến Thần linh, Tổ tiên, khi đó sẽ có những điều không hay xảy đến với gia đình. 
  • Không đặt đầu heo lên mâm cúng rằm vì nó đại diện cho việc sát sinh, việc không được khuyến khích vào những ngày trọng đại như mùng 1, rằm. 
  • Không sử dụng những món chay giả mặn để cúng. Vì cúng chay mục đích để giảm bớt dục vọng hàng ngày của con người, nhưng mâm cúng có đồ chay giả mặn thì chứng tỏ tâm trí người cúng còn nhiều tham sân si, không trong lành, thanh sạch, mâm cúng vì vậy cũng không thể hiện được lòng thành. 
  • Mâm cúng cô hồn, vong linh không nên để đồ mặn, sẽ kích thích dục vọng, chấp niệm của các vong hồn. 
Không dùng đồ chay giả mặn để cúng rằm
Không dùng đồ chay giả mặn để cúng rằm

Sắp xếp lễ vật gọn gàng, sạch sẽ

Đồ lễ cúng cần phải được sắp xếp gọn gàng và sạch sẽ. Trái cây phải rửa qua trước khi mang lên cúng, sử dụng vật đựng sạch, bát nước sạch. Nói chung, đồ lẽ phải sạch và cần được chuẩn bị với sự chỉn chu, tỉ mỉ nhất. Bất cứ một sự cẩu thả nào cũng sẽ không thể qua mắt thần linh, và đó chính là sự xúc phạm mà bạn không nên mắc phải. Nếu không, dù lễ vật đắt đỏ hay thịnh soạn đến đâu cũng mất hết ý nghĩa, cúng rằm để thêm lợi lộc, mong cầu bình an, cuối cùng lại mang thêm tai ương cho gia đình. 

Bày biện lễ vật cúng rằm thật chỉn chu, ngăn nắp, sạch sẽ
Bày biện lễ vật cúng rằm thật chỉn chu, ngăn nắp, sạch sẽ

Thắp hương với tâm thành

Điều thứ 3 cần nhớ chính là tâm thái của người cúng. Từ thân thể đến tâm hồn phải có sự hòa hợp. Cơ thể sạch sẽ, quần áo chỉnh tề, thái độ thành tâm. Đây là những nguyên tắc cơ bản trong bất cứ lễ cúng nào. 

Trong lúc thắp hương tâm trí phải hướng về Thần Phật, Tổ tiên
Trong lúc thắp hương tâm trí phải hướng về Thần Phật, Tổ tiên

Khi thắp hương rằm, tâm trí cần tập trung vào việc hành lễ. Từng nghi thức cần được thực hiện trang nghiêm, đúng mực, không được cười giỡn, nói to trong lúc hành lễ. Tấm lòng người thắp hương càng thành kính thì càng được Thần Phật, Tổ tiên chứng giám và ban phước lành đúng như ước nguyện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn quan tâm

X