Ý nghĩa của lư hương đồng không phải ai cũng biết

Bàn thờ gia tiên là nơi để con cháu thờ cúng tổ tiên, thể hiện sự kính trọng, biết ơn với người đã khuất

Lư đồng là gì? Đây là vật phẩm thờ cúng tâm linh phổ biến ở đình chùa, miếu, bàn thờ gia tiên cũng như nhiều nơi thờ cúng trong tín ngưỡng người Việt. 

Với người Việt, lư đồng có lẽ là đồ thờ cúng tâm tinh không ai không biết. Tuy nhiên, cấu tạo, ý nghĩa của nó thì không phải ai cũng hiểu được. Dưới đây, Nhang Chính Hãng sẽ cùng bạn tìm hiểu về lư hương đồng, khám phá những nét đẹp văn hóa giá trị nội tại của nó, để hiểu thêm hơn về tín ngưỡng thờ cúng của người Việt Nam.

Lư đồng là gì?

Lư đồng còn được gọi là hương đồng, lư hương đồng hay lư hương đỉnh đồng, là vật phẩm tế khí trên bàn thờ và được làm từ chất liệu đồng. Công dụng chủ yếu của nó là dùng để đốt nhang hoặc đốt trầm. 

Đỉnh đồng thường được đặt trên bàn thờ gia tiên. Ở các nơi thờ tự như đình, chùa, miếu… cũng thường gặp vật phẩm tế lễ này. Thời xưa, chỉ có bậc vua chúa, quan lại, những thương nhân giàu có thì trong nhà mới có đỉnh đồng. Nó không chỉ là vật phẩm thờ cúng tâm linh mà còn là biểu tượng cho sự giàu có, vương giả. 

Ngày nay, lư đồng ngày càng phổ biến hơn, các gia đình tùy điều kiện có thể chọn mua để làm đồ thờ cúng cho gia đình. Chất liệu đồng cũng đa dạng, từ đồng nguyên chất, đồng thau cho đến mạ đồng, màu sắc hoa văn cũng đa dạng tùy vào nơi sản xuất chế tác.

Lư đồng được làm bằng đồng, chế tác tinh xảo, là vật phẩm thờ cúng ý nghĩa với người Việt

Lư đồng được làm bằng đồng, chế tác tinh xảo, là vật phẩm thờ cúng ý nghĩa với người Việt

Cấu tạo và những món đồ thường đi kèm với lư hương đồng

Thông thường, một chiếc đỉnh đồng hoàn thiện sẽ có 5 bộ phận:

  • Nắp đỉnh: Nắp được được thiết kế như hình chiếc bát úp ngược. Phía trên cùng của nắp đỉnh sẽ được gắn thêm con nghê. Xung quanh nắp đỉnh sẽ có những lỗ nhỏ. Các lỗ này chính là nơi thoát khí khi đốt trầm trong đó. 
  • Thân đỉnh: Thân của lư đồng được thiết kế theo hình bầu dục, hình dạng cân đối hài hòa. Trên thân sẽ có khắc thêm các họa tiết như song long chầu nguyện, hoặc cũng có thể khắc các chữ Hán như Phúc Lộc Thọ.
  • Chân đỉnh: Đỉnh đồng sẽ có 3 chân được gắn liền với thân đỉnh, có tác dụng nâng đỡ cho toàn bộ thân đỉnh. 
  • Đế đỉnh: Đế của lư hương đồng có mặt hình tròn, độ rộng của nó sẽ tương ứng với kích thước của thân đỉnh. Mép đế đỉnh sẽ được chế tác đường viền nhô cao nhằm giữ cho 3 chân đỉnh được cố định, không xê dịch. Mặt trước của đế đỉnh sẽ được chạm khắc các họa tiết dơi, rồng, hoa lá…Một số mẫu lư cũng được chế tác theo hình vuông. Nếu là hình vuông thì sẽ có 4 chân trụ thay vì 3 chân như mẫu truyền thống. 
  • Tai mây: Mỗi chiếc hương đồng sẽ có 2 tai mây 2 bên, hình dáng chính là mô phỏng đám mây cách điệu. Hoặc cũng có thể chạm khắc hình tỳ hưu, hình con rồng làm tai mây. 

Thông thường, lư đồng sẽ không đi riêng một mình mà nó sẽ đi theo bộ. Bộ vật phẩm thờ cúng này gồm lư đồng, 2 hạc đồng hoặc 2 chân nến bằng đồng tạo thành bộ thờ cúng tâm linh, tạo cho bàn thờ sự trang nghiêm, sang trọng.

Đỉnh đồng thường có cấu tạo 5 phần, chạm khắc hoa văn tinh xảo, thường đi kèm với bộ hạc và chân nến đồng

Đỉnh đồng thường có cấu tạo 5 phần, chạm khắc hoa văn tinh xảo, thường đi kèm với bộ hạc và chân nến đồng

Lư đồng có ý nghĩa thế nào trong văn hóa thờ cúng tâm linh?

Đời sống tâm linh của người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng vô cùng phong phú, đa dạng. Trong đó, văn hóa thờ cúng đóng một phần vô cùng quan trọng. Người Việt tin rằng, thờ cúng Thần Phật Tổ tiên chính là cách để chúng ta tỏ lòng biết ơn, để mong cầu hạnh phúc, bình an và tài lộc. Do đó, trên bàn thờ càng đầy đủ vật phẩm, đầy đủ khí cụ thì việc thờ cúng càng trang trọng, chỉn chu. 

Công dụng chính của lư đồng là để đốt nhang hoặc trầm khi thờ cúng. Hương khói, hương thơm sẽ mang lời thỉnh cầu của con cháu gửi đến tổ tiên. Đó chính là sợi dây kết nối cõi trần với thế giới tâm linh, với những điều siêu thực. Đốt nhang, đốt trầm trong lư đồng chính là thể hiện sự mong cầu của con cháu về những điều may mắn, phúc lộc trong cuộc sống hàng ngày. 

Đỉnh đồng được làm từ chất liệu đồng. Đồng là phần khí dương, tượng trưng cho hình ảnh mặt trời. Chính vì vậy, chọn chất liệu đồng để làm lư chính là để thể hiện lòng thành kính với gia tiên, rất phù hợp để thờ cúng các vị Thần, Thánh, Phật…

Hình ảnh lư đồng gắn liền với hình ảnh con nghê. Nghê là con vật có hình dáng lai tạo giữa sư tử và chó dữ. Biểu tượng nghê gắn trên lư đồng chính là thể hiện ý nghĩa canh giữ nhà cho gia chủ. Hơn nữa, nó còn có tác dụng xua đuổi tà khí, bảo vệ cho chủ nhân được bình an, tránh các nguồn năng lượng xấu tấn công căn nhà. 

Trên thân đỉnh đồng sẽ có khắc các họa tiết. Các hoạt tiết vô cùng đa dạng như sư tử, chim hạc, hoa sen, phương đẩu, bảo đảnh… Những họa tiết này sẽ là biểu tượng cho quyền lực, cho sự cao quý, cũng mang nhiều ý nghĩa phúc đức, tài lộc và bình an. 

Theo truyền thống của người Việt, lư đồng hình tròn sẽ được sử dụng để thờ Thánh, Thờ Phật (trời tròn). Còn các mẫu lư hình vuông sẽ được dùng để thờ Thần (đất vuông). Trong chùa chiền, chúng ta sẽ thấy hầu hết các mẫu lư đều có chạm sắc hình hoa sen thuần khiết, thanh tịnh. 

Có thể nói, lư đồng chính là thể hiện của sự linh thiêng, của sự trang nghiêm trong văn hóa thờ cúng của người Việt. Đồ thờ bằng đồng tạo cảm giác vững chãi, cứng cáp, mang ý nghĩa chấn hưng cho không gian thờ cúng. Khi thắp hương trong những chiếc đỉnh này, tâm thức của chúng ta cũng trở nên sáng suốt hơn, tĩnh huệ hơn. Ánh sáng và hương thơm sẽ giúp chúng ta tìm được con đường đúng đắn cho cuộc sống, như ngầm chỉ ông bà tổ tiên sẽ soi đường chỉ lối cho con cháu trên từng bước chân hàng ngày.

Lư hương đồng tạo nên không gian thờ cúng sang trọng, linh thiêng

Lư hương đồng tạo nên không gian thờ cúng sang trọng, linh thiêng

Lư hương cắm nhang có gì khác với lư đốt trầm? 

Trên bàn thờ, ngoài lư đồng, còn có lư hương cắm nhang. Nhiều người thường nhầm lẫn giữa 2 loại này. Trên thực tế, lư đồng cũng được dùng cho việc thắp nhang, nhưng thường là dùng cho nhang nụ, nhang khoanh, tức là những loại nhang có thể nằm gọn trong lư. Còn chủ yếu nó sẽ được dùng cho việc đốt trầm. 

Lư hương có nhiều loại. Loại trên bàn thờ gia tiên là loại nhỏ. Còn các loại lư hương lớn chúng ta có thể thấy tại các sân đình chùa. Về mặt thiết kế, lư hương cũng được chế tác tinh xảo với nhiều đường nét, hoa văn thủ công như hình con nghê, hình rồng nổi… để mang lại sự sang trọng cho không gian thờ cúng. Tuy nhiên, lư hương sẽ không có phần nắp ở phía trên. Nó thường có cấu tạo thân, đế, chân, một số mẫu sẽ có hai quai đối xứng 2 bên.

Lư hương cắm nhang có gì khác với lư đốt trầm? 
Trên bàn thờ, ngoài lư đồng, còn có lư hương cắm nhang. Nhiều người thường nhầm lẫn giữa 2 loại này. Trên thực tế, lư đồng cũng được dùng cho việc thắp nhang, nhưng thường là dùng cho nhang nụ, nhang khoanh, tức là những loại nhang có thể nằm gọn trong lư. Còn chủ yếu nó sẽ được dùng cho việc đốt trầm. 
Lư hương có nhiều loại. Loại trên bàn thờ gia tiên là loại nhỏ. Còn các loại lư hương lớn chúng ta có thể thấy tại các sân đình chùa. Về mặt thiết kế, lư hương cũng được chế tác tinh xảo với nhiều đường nét, hoa văn thủ công như hình con nghê, hình rồng nổi… để mang lại sự sang trọng cho không gian thờ cúng. Tuy nhiên, lư hương sẽ không có phần nắp ở phía trên. Nó thường có cấu tạo thân, đế, chân, một số mẫu sẽ có hai quai đối xứng 2 bên.

Lư hương cắm nhang trên bàn thờ gia tiên thường thiết kế thấp, không có nắp đậy như lư đồng

Về mặt ý nghĩa tâm linh, cả lư hương và lư đồng đều mang ý nghĩa thể hiện sự linh thiêng, trang trọng cho không gian thờ cúng, là vật phẩm tụ khí để kết nối con người với cõi tâm linh. 

Tuy nhiên, tùy theo cách sử dụng của từng gia đình mà bạn cũng có thể dùng lư đồng đốt trầm để cắm nhang bằng cách bỏ nắp đỉnh ra.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn quan tâm

X