10+ điều nên làm trong đêm giao thừa để may mắn cả năm

Ngày giao thừa là gì?

Có thờ có thiêng, có kiêng có lành có lẽ là câu nói bạn được nghe nhiều nhất trong dịp cuối năm. Đặc biệt, ở khoảnh khắc giao thừa, mỗi thành viên trong gia đình đều có những điều nên làm và kiêng kỵ để có năm mới vui vẻ và bình an.

Trong nội dung dưới đây, Nhang Chính Hãng sẽ chia sẻ đến những điều nên làm và kiêng kỵ trong thời điểm trọng đại này.

Ngày giao thừa là gì? Tại sao gọi là ngày giao thừa mà không phải cái tên khác?

Ngày giao thừa là ngày chứa khoảnh khắc chuyển tiếp giữa ngày cuối cùng của năm cũ sang ngày đầu tiên thuộc năm mới. Giao thừa thực chất là một từ Hán Việt có nghĩa là cũ giao lại, mới tiếp lấy – lúc năm cũ qua, năm mới đến. Như vậy, hai chữ “giao thừa” đã thể hiện được cả yếu tố thời gian và ý nghĩa. Đó là cách mà tên gọi ngày giao thừa được hình thành.

Ngày giao thừa là gì?
Ngày giao thừa là gì?

Giao thừa trong một năm gồm có giao thừa Dương lịch và giao thừa Âm lịch. Theo truyền thống của nước ta, giao thừa Âm lịch được chú trọng hơn cả. Đây là thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới đầy quan trọng. Ý nghĩa đêm giao thừa đó là thời gian trời đất giao hòa, âm dương hòa quyện và vạn vật bừng lên sức sống tươi mới.

Trước đêm giao thừa âm lịch cần làm các việc gì?

Trước giao thừa nên làm gì? Để có được đêm giao thừa vẹn tròn, công đoạn chuẩn bị cần được thực hiện chỉn chu và từ sớm. Việc chuẩn bị được thực hiện cả về mặt vật chất, tinh thần và tình cảm.

Dọn dẹp nhà cửa

Trước khi đồng hồ điểm thời khắc giao thừa, nhà của của bạn nên được dọn dẹp gọn gàng, sạch đẹp. Hành động này mang ý nghĩa là xóa sạch những điều không may mắn ở năm cũ và bước qua năm mới với những khởi đầu mới tốt đẹp. Lưu ý, đêm giao thừa và ba mùng đầu tiên của năm mới bạn không nên dùng chổi quét nhà. Việc quét nhà trong thời gian này sẽ mang ngụ ý là quét đi tài lộc và may mắn trong năm.

Dọn nhà trước đêm giao thừa
Dọn nhà trước đêm giao thừa

Sắm cây và hoa chơi Tết

Cây và hoa thật ngày tết là yếu tố mang sức sống tươi sáng và mới mẻ. Những loài cây cảnh như mai, đào, quất, vạn thọ, thiết mộc lan, sung cảnh, phát tài, phát lộc, khóm son, bưởi cảnh… không chỉ sở hữu vẻ ngoài thanh cao tuyệt đẹp. Đây còn là những loài cây mang ý nghĩa thịnh vượng, phát triển và đủ đầy. Đây chính là những lý do tại sao các loài cây này được ưa chuộng khi tết đến xuân về. Vậy đâu sẽ là những loại hoa có thể chưng được trên bàn thờ khi thắp hương, tìm hiểu ngay!

Sắm cây cảnh đón Tết
Sắm cây cảnh đón Tết

Sửa chữa hoặc bỏ đi các đồ vật bị hư hỏng

Đồ vật đã hư hỏng thì bạn không nên tích trữ trong nhà mà hãy loại bỏ trước khi giao thừa đến. Đối với những thứ có thể thay thế như bóng đèn, quạt thì hãy sửa chữa và thay thế. Bạn nên để mỗi đồ dùng trong nhà có công năng cụ thể và loại bỏ chúng nếu không thể sử dụng được nữa. Điều này vừa giúp ngôi nhà thêm rộng rãi, sạch sẽ, giảm bụi bẩn, vừa làm mới không gian sống.

Sửa bóng đèn hư hỏng trước khi năm mới đến
Sửa bóng đèn hư hỏng trước khi năm mới đến

Không xung đột và mâu thuẫn với người khác

Tinh thần khi đón năm mới vô cùng quan trọng. Ở thời điểm giao thừa, mọi người đều mong muốn sự tươi vui, lạc quan và thanh thản. Do đó, bạn và mọi người trên tránh gây gổ, tranh cãi trong gia đình hay la mắng trẻ nhỏ. Điều này không chỉ làm mất đi hòa khí gia đình mà còn giảm tài lộc và sự thịnh vượng.

Không xung đột với người khác
Không xung đột với người khác

Muốn may mắn cả năm đêm giao thừa nên làm những điều này?

Vào đêm giao thừa chúng ta thường làm gì? Phong tục đón giao thừa tại nước ta được lưu truyền từ đời này sang đời khác với những nghi lễ và hoạt động trang trọng. Những điều bạn thường thấy nhất là cúng giao thừa, xông nhà, xông đất, chúc tết, mừng tuổi… Nhang Chính Hãng chia sẻ đến bạn 10 điều nên làm vào đêm giao thừa để có cả năm may mắn. 

Cúng giao thừa

Đêm giao thừa hay đêm Trừ Tịch bắt đầu từ 11 giờ đêm ngày cuối cùng của năm cũ đến 1 giờ sáng của ngày mùng 1. Do vậy, hoạt động cúng thường được thực hiện trong khoảng thời gian này.

Mâm cúng có thể chọn mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay tùy theo gia đình. Gia chủ sẽ làm lễ khấn, sám hối trước bàn thờ gia tiên, mời tổ tiên về ăn tết và cầu mong may mắn, thịnh vượng.

Vậy khi cúng đêm giao thừa bạn cần phải lưu ý những điều gì để không bị ảnh hưởng đến vận may mắn? Hãy tìm hiểu ngay thông tin trong bài viết chi tiết của Nhang Chính Hãng để hiểu rõ hơn về vấn đề này!

Làm mâm cúng giao thừa
Làm mâm cúng giao thừa

Chọn hướng xuất hành

Xuất hành đầu năm là nơi bạn sẽ đi đến đầu tiên trong ngày năm mới. Hoạt động được tính kể từ khi bạn đi ra khỏi cổng nhà và tới bất kỳ nơi đâu. Chọn hướng xuất hành tốt là mong muốn “đầu xuôi đuôi lọt”, đầu năm may mắn, cả năm hanh thông trong sự nghiệp. Hướng phù hợp dành cho bạn sẽ phụ thuộc vào tuổi, cung mệnh và thường do những người có kinh nghiệm chỉ dạy.

Chọn hướng xuất hành đẹp
Chọn hướng xuất hành đẹp

Xông nhà, xông đất

Xông nhà, xông đất hay đạp đất sẽ không thể bỏ qua trong danh sách hoạt động giao thừa làm gì để may mắn. Theo quan niệm của những người đi trước, người đầu tiên bước vào cổng nhà là người xông đất cho gia chủ. Việc này có thể diễn ra ngẫu nhiên hoặc được gia chủ sắp xếp người có tuổi hợp với gia đình. Thời điểm bắt đầu xông nhà được tính từ khi đồng hồ điểm qua 12 giờ đêm giao thừa.

Xông nhà năm mới
Xông nhà năm mới

Mặc các áo quần mới màu sáng

Những trang phục sáng màu và rực rỡ luôn là lựa chọn ưu tiên trong những ngày giao thừa. Các màu được ưu tiên lựa chọn gồm màu vàng, màu đỏ, màu hồng, màu trắng, màu xanh lá cây sáng… để mang đến không khí rộn ràng, háo hức và tinh thần thoải mái. 

Diện trang phục tươi sáng
Diện trang phục tươi sáng

Chúc tết

Chúc Tết là phong tục truyền thống của người Việt được thực hiện vào dịp đầu xuân năm mới. Đây là dịp để mọi người gửi đến những người xung quanh lời chúc tụng tươi đẹp, tốt lành. Đêm giao thừa làm gì để may mắn? Công việc đầu tiên là bạn hãy dành lời hay ý đẹp đến chính ông bà, bố mẹ, anh chị em trong gia đình. Bạn cũng đừng quên gửi thông điệp đó đến bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp, cấp trên trong ngày này.

Dành chúc mọi người những câu chúc ý nghĩa tốt đẹp
Dành chúc mọi người những câu chúc ý nghĩa tốt đẹp

Mừng tuổi, lì xì

Phong tục mừng tuổi đã có tại nước ta từ lâu đời. Năm mới, mọi người sẽ dành tặng cho nhau những phong bao đầy màu sắc cùng một khoản tiền và câu chúc. Lì xì được trao đi cũng là mong muốn người nhận có được nhiều may mắn, cát tường và tài lộc. Đây là nét đẹp văn hóa, mang đậm phong vị ngày tết Việt.

Mừng tuổi mới nhiều may mắn
Mừng tuổi mới nhiều may mắn

Lễ nhà thờ, lễ chùa, lễ đền miếu

Trong tâm thức người Việt, Tết không chỉ mang ý nghĩa tiễn năm cũ và đón năm mới. Đó còn là nét tâm linh và tín ngưỡng. Bên cạnh việc cúng gia tiên, người dân còn đi lễ đầu năm tại chùa, nhà thờ, miếu để câu may, cầu tài, cầu lộc, cầu sức khỏe. Một số ngày đi lễ được mọi người lựa chọn nhiều nhất gồm:

  • Đi lễ mùng 1 cầu sức khỏe.
  • Đi lễ mùng 2 và mùng 3 cầu may mắn, công danh, sự nghiệp.
  • Đi lễ mùng 4 mong ước nguyện tình duyên thành sự thực.
  • Đi lễ mùng 6 cầu bình an cho gia đình.
Thắp nhang là tập tục quan trọng trong tín ngưỡng, tôn giáo
Đi lễ đầu năm

Hái lộc

Hái lộc đầu năm mới là nét đẹp văn hóa của người Việt. Ý nghĩa của hoạt động là xin được hướng chút lộc của Thần và Phật ban cho để có bình an, phát tài, phát lộc. Hái lộc thường được thực hiện ở đền chùa. Bạn chỉ cần xin một cành lá nhỏ và mang về nhà mình. Lưu ý, bạn không nên lấy cành héo úa, cành có gai vì đây là điều không may mắn.

Hái lộc, hái cành cây nhỏ mang về nhà
Hái lộc, hái cành cây nhỏ mang về nhà

Hương lộc

Khi đi lễ chùa, lễ đền… cầu bình an, nhiều người không hái lộc và sẽ xin hương lộc. Theo đó, bạn sẽ đốt một nén hương và mang tàn hương về đựng trong bình hương của gia đình. Ngọn lửa là biểu tượng của sự phát đạt, phát triển và đã được xin về từ nơi thờ tự linh thiêng. Đó là những điều may mắn, phúc lành đầu năm.

Hương lộc mang về để trong bình hương gia đình
Hương lộc mang về để trong bình hương gia đình

Tổ chức bữa cơm gia đình tất niên

Trong lời khuyên đêm giao thừa nên làm gì để may mắn thì không thể thiếu bữa cơm tất niên gia đình. Đây là bữa cơm đoàn viên, gắn kết thành viên và các thế hệ. Theo quan niệm xưa, cơm tất niên đủ thành viên thể hiện gia đình “phúc lộc đề đa”, có nhiều may mắn.

Làm cơm tất nhiên
Làm cơm tất nhiên

Những điều kiêng kỵ không nên làm vào đêm giao thừa

Bên cạnh những hoạt động nên thực hiện vào đêm Trừ Tịch thì cũng có những việc kiêng kỵ. Vậy giao thừa không nên làm gì? Nhang Chính Hãng chia sẻ đến bạn một số điều cần tránh sau:

  • Không tạo tiếng động lớn như cãi vã, la hét, làm vỡ đồ đạc trong nhà vào đêm giao thừa và ba ngày lễ Tết chính.
  • Không nói những lời xui rủi, không may mắn.
  • Không soi gương vì dễ nhìn thấy điều uế khiến năm mới không vui.
  • Kiêng làm đổ dầu hỏa trong đèn dầu.
  • Kiêng phơi quần áo.
  • Kiêng vứt rác ra khỏi nhà khi đồng hồ điểm qua 12 giờ đêm.
  • Kiêng cầm kéo.
Điều kiêng kỵ trong đêm giao thừa
Điều kiêng kỵ trong đêm giao thừa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn quan tâm

X