Sập thờ là gì? Cách chọn sập thờ phù hợp không gian gia đình

Sập thờ được chế tác với nhiều họa tiết, hoa văn cầu kỳ

Sập thờ thường được làm từ gỗ, chạm trổ nhiều đường nét hoa văn, bố trí sập thờ cần theo đúng hướng, kích thước chuẩn, vị trí đặt không phạm phong thủy. 

Ngoài bàn thờ, tủ thờ, thì sập thờ cũng là vật dụng rất quan trọng trong văn hóa thờ cúng tổ tiên của người Việt. Vậy sập thờ là gì? Đặc điểm và ý nghĩa của nó như thế nào? Đây là điều mà không phải ai cũng biết. Chính vì vậy, hôm nay Nhang Chính Hãng sẽ giải đáp cụ thể cho các bạn những vấn đề liên quan đến chiếc sập thờ linh thiêng này.

Tìm hiểu đặc điểm, ý nghĩa của sập thờ và cách chọn lựa phù hợp với gia đình

Tìm hiểu đặc điểm, ý nghĩa của sập thờ và cách chọn lựa phù hợp với gia đình

Sập thờ là gì?

Sập thờ còn có tên gọi là long sàng, vân sàng. Đây được xem là vật dụng của thần, được con người sử dụng trong quá trình thờ cúng. Sập thờ được thiết kế với khuôn dáng hình chữ nhật, kích thước theo nhu cầu sử dụng. So với chiếc giường, sập cao hơn, bố cục đơn giản, có 4 chân trụ đại diện cho 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. 

Sập thờ chủ yếu được làm từ gỗ. Thân sập thờ được chạm trổ những đường nét hoa văn vô cùng cầu kỳ và tinh tế, sắc sảo. Tùy mẫu mã, hoa văn có thể là hình rồng phượng hoặc hình cỏ cây, hoa lá.

Với phong cách trang trí phòng thờ ngày càng đa dạng, các mẫu sập thờ cũng ngày càng được ưa chuộng. Người ta chọn sập thờ cho không gian thờ cúng gia đình hoặc những nơi thờ cúng như đình, chùa, nơi thờ tự. Không chỉ là vấn đề sở thích, chọn sập thờ cũng mang nhiều ý nghĩa tâm linh và phong thủy nhất định.

Sập thờ được sử dụng trong nghi thức thờ cúng của người Việt

Sập thờ được sử dụng trong nghi thức thờ cúng của người Việt

Lịch sử của sập thờ trong văn hóa thờ cúng người Việt

Theo những thông tin còn sót lại, sập thờ đã có mặt ở nước ta từ thế kỷ XVII. Chiếc sập thờ có niên đại sớm nhất được tìm thấy ở đình Phú Thượng (Tây Hồ Hà Nội ngày nay). Chiếc sập này có chiều cao khoảng 40cm, kích thước lớn hơn chiếc giường đôi chút ít. Bố cục của sập khá đơn giản. Bề mặt sập được lát ván sơn then, xung quanh là ván bưng kín lại. 

Mẫu sập thờ có kích thước tương đương với sập thờ hiện đại xuất hiện từ đời Chính Hòa (1680). Thay vì gỗ, loại này được chế tác bằng đá, được đặt ở trước cửa điện thờ ở Đền vua Đinh ở Hoa Lư, Ninh Bình.

Để tạo cho chiếc sập thờ này vị thế uy nghi hơn, người ta đã tạc thêm 2 con rồng bó ở hai bên. Trên mặt là một con rồng khá lớn, trung tâm là đầu, còn thân rồng sẽ uốn vòng quanh. Hình rồng này được bố cục vô cùng chặt chẽ, tượng trưng cho bầu trời mây. Rồng cũng là chủ của nguồn nước (rồng phun mưa).

Vào thế kỉ XIX, lúc này sập thờ đã trở nên khá phổ biến, xuất hiện ở nhiều gia đình quan lại, quyền quý. Ở đền vua Lê cũng làm sập đá ở vị trí tương tự. Tuy nhiên, những chiếc sập này khá thấp, tính nghệ thuật cũng không cao bằng. 

Đến đầu thế kỷ XX, ở nhiều di tích trên đất Bắc đều tìm thấy sập đá. Mục đích của những chiếc sập này dùng cho các việc tế lễ. Điển hình có thể kể đến như chiếc sập thờ ở sân trước chùa Bối Khê ở Thanh Oai – Hà Tây. Chiếc sập này có kích thước khá lớn, dài trên 4m, rộng gần 2m, được chạm nổi các đề tài linh vật vô cùng sắc sảo, uy nghiêm. 

Ngày nay, sập thờ đã trở nên phổ biến trong nhiều gia đình Việt. Nó tạo nên không gian thờ cúng trang nghiêm, linh thiêng, cũng đồng thời thể hiện sự đẳng cấp và giàu sang của gia chủ. Các mẫu sập thờ hiện đại cũng ngày càng được chế tác tinh vi, tinh tế, sắc sảo với những họa tiết độc đáo, nổi bật hơn.

Chiếc sập thờ đá ở trước đền thờ vua Đinh ở Hoa Lư - Ninh Bình

Chiếc sập thờ đá ở trước đền thờ vua Đinh ở Hoa Lư – Ninh Bình

Sập thờ có những đặc điểm nổi bật nào?

Sập thờ là sản phẩm thờ cúng mang ý nghĩa thiêng liêng, cao quý. Từ xưa đến nay, nó luôn đóng vai trò quan trọng trong truyền thống tín ngưỡng thờ cúng của người Việt. Dù được chế tác đơn giản hay phức tạp, thì chúng đều có những đặc điểm cơ bản sau:

  • Chất liệu: Chủ yếu được chế tác bằng gỗ: Hương, mít, gụ, sồi. 
  • Màu sắc: Màu gỗ nguyên bản hoặc được sơn son thếp vàng làm nổi bật các họa tiết. 
  • Hoa văn: Sập thờ được chạm khắc hoa văn và họa tiết cầu kỳ. Có thể là hình tượng Long, Ly, Quy, Phụng, hình hoa lá, cỏ cây… Các đường nét hoa văn rất mềm mại nhưng cũng rất dứt khoát. Trên sập thờ thường có các họa tiết cổ được chạm khắc. Còn họa tiết linh vật sẽ tập trung vào 4 chân.
  • Chiều cao sập thờ tương đối thấp hơn so với mẫu bàn thờ truyền thống. 
  • Có 4 chân trụ to, chắc chắn, tạo độ uy nghiêm cho sản phẩm.

Sập thờ được chế tác với nhiều họa tiết, hoa văn cầu kỳ

Sập thờ được chế tác với nhiều họa tiết, hoa văn cầu kỳ

Ý nghĩa tâm linh của sập thờ

Sập thờ là nơi để thực hiện các nghi lễ thờ cúng với Thần Phật, Tổ tiên, các linh hồn. Nó được xem là một biểu tượng linh thiên, là thể hiện của lòng thành kính, sự tôn trọng và tưởng nhớ của người sống với người đã khuất. Nó cũng là nơi gắn kết giữa cõi trần và thế giới tâm linh. 

Sập thờ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nhắc nhở thế hệ đời sau duy trì những giá trị đạo đức cũng như tư tưởng tôn giáo trong đời sống hàng ngày. Nó chính là cầu nối giữa đời này sang đời khác, tiếp nối văn hóa truyền thống của dân tộc, của gia đình. Chính vì vậy, dùng sập thờ để thờ cúng sẽ tạo nên không gian vô cùng linh thiêng, trang nghiêm và huyền bí, vừa mang ý nghĩa tâm linh lại vừa có ý nghĩa phong thủy đặc biệt, giúp con cháu nhận được phước lộc Thần Phật, Tổ Tiên, xua đuổi những điều không may mắn, có cuộc sống an nhàn, ấm no, hạnh phúc đời đời. 

Tùy vào từng gia đình, sẽ có những chọn lựa sập thờ với nhiều kiểu dáng khác nhau:

Sập thờ Tứ Linh

Sập thờ Tứ Linh là mẫu sập thờ được chạm khắc 4 linh vật Long – Ly – Quy – Phụng, chính là 4 vị thần Thanh Long – Bạch Hổ – Huyền Vũ – Chu Tước. Không chỉ là 4 vị thần, tứ linh còn là đại điện 4 phương trời, đại diện 4 nguyên tố đất, nước, gió, lửa. Chính vì vậy, hình ảnh tứ linh được xem là hình ảnh đại diện cho sức mạnh của đất trời, của thiên nhiên. 

Sử dụng thập thờ Tứ Linh chính là mong muốn có được sự giàu sang phú quý, mong muốn về cuộc sống ấm no, thuận hòa. Tứ Linh sẽ trấn yểm đuổi tà, mang đến cho gia chủ những nguồn năng lượng tốt và may mắn nhất, tài vận cũng vì vậy mà ngày càng thăng hoa.

Sập thờ Tứ Linh

Sập thờ Tứ Linh

Sập thờ Mai Điểu

Sập thờ Mai Điểu là mẫu sập thờ được chạm khắc hình ảnh hoa văn Mai Điểu. Mai là hoa mai, Điểu là chim điểu. Đây là hình ảnh được sử dụng rất nhiều ở các nước Đông Á cổ. Cặp đôi Mai Điểu tạo nên hình ảnh hài hòa, gắn bó đan xen. Trong đó, hoa mai là biểu tượng của mùa xuân, cửa sự tốt lành sinh sôi. Còn chim điều chính là hình ảnh về mong ước hòa hợp, yên ấm, thuận hòa trong gia đình. 

Chọn sập thờ Mai Điểu có ý nghĩa là con cháu mong muốn vừa thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, và cũng mong muốn cho cuộc sống nhiều niềm vui, may mắn và hạnh phúc ngập tràn.

Sập thờ Mai Điểu

Sập thờ Mai Điểu

Sập thờ chân nghê

Hình dáng con Nghê khá giống con kỳ lân, nghê nằm ở dưới 4 chân của sập thờ, cõng trên mình cả chiếc sập thờ. Mình nghê to, thể hiện sự oai vệ, uy nghiêm, vững chãi của sập thờ.

Mẫu sập thờ chân nghê mang lại cho không gian thờ cúng sự uy nghiêm, trang trọng. Nó cũng mang ý nghĩa xua đuổi tà khí, bảo vệ sự linh thiêng của không gian thờ cúng, đồng thời đem lại may mắn, bình an cho gia chủ.

Sập thờ chân nghê

Sập thờ chân nghê

Chọn sập thờ như thế nào để phù hợp với gia đình?

Chọn loại gỗ nào cho sập thờ?

Như đã nói, sập thờ chủ yếu được làm từ gỗ. Tùy vào điều kiện kinh tế và sở thích mà mỗi gia đình sẽ chọn loại gỗ phù hợp. Chất liệu gỗ sẽ ảnh hưởng đến độ bền cũng như linh khí của sập thờ. Do đó, thường người ta sẽ chọn những loại gỗ có chất lượng tốt, có thể có tuổi thọ hàng chục năm, khó bị mối mọt, thấm nước, điển hình như gỗ hương, gỗ gụ, gỗ dổi hay gỗ vàng tâm:

  • Gỗ gụ: Là loại gỗ được ưa chuộng nhất khi thiết kế sập thờ. Gỗ gụ có màu sắc nhã nhặn, mùi hương tự nhiên, vân gỗ đẹp, tom gỗ nhỏ. Ngoài làm sập thờ, loại gỗ này cũng rất được ưa chuộng để làm trường kỷ, tủ chè, bàn thờ…
  • Gỗ hương, gỗ gõ đỏ: Hai loại này cũng có tính chất gỗ tốt, sáng, vân gỗ tự nhiên, mùi hương rất thơm, dùng cho đồ thờ cúng rất phù hợp. 
  • Gỗ dổi và gỗ mít: Thích hợp khi chọn làm sập thờ sơn thiếp. Vì cả hai loại này đều có chất gỗ tốt, rút nước, rút nhựa gỗ nhanh sau khi thành phẩm. Do đó, khi sơn thếp sẽ không bị bong tróc, nước thếp cũng sẽ không bị xỉn màu theo thời gian.

Tùy vào sở thích của gia chủ, sập thờ sẽ được sơn son thếp vàng hoặc đánh xi, vecni hay sơn PU. Các họa tiết cũng được thiết kế đa dạng từ tứ linh, mai điểu, hổ phù hay các hình hoa lá cách điệu.

Mẫu sập thờ gỗ gụ sang trọng

Mẫu sập thờ gỗ gụ sang trọng

Chọn kích thước nào cho sập thờ?

Ngoài việc chọn loại gỗ phù hợp, kích thước sập thờ cũng là vấn đề cần phải lưu ý. Vì là nơi kết nối tâm linh với thế giới vô hình, nên sập thờ có kích thước đẹp sẽ thúc đẩy tài vận, mang lại cho gia chủ cuộc sống bình an, hạnh phúc. Vì vậy, khi làm sập thờ, người ta cũng dựa vào kích thước lỗ ban chuẩn nằm trong các cung tốt. 

Kích thước phổ biến cho sập thờ là:

  • Chiều cao: 1,17 – 1,27 – 1,47m
  • Chiều rộng: 38,8 – 43 – 46 – 61 – 81cm
  • Chiều dài: 1,97 – 2,17m

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn quan tâm

X